Press "Enter" to skip to content

Jeѕѕe Liᴠermore

Jesse Lauriston Livermore (26/7/1877 – 28/11/1940) – đồng thời được biết đến với cái tên Gã đầu cơ liều lĩnh trẻ tuổi hay con gấu vĩ đại của phố Wall – là một nhà giao dịch chứng khoán đầu thế kỉ 20. Ông nổi tiếng nhờ kiếm được cũng như thua lỗ hàng triệu đô la tiền tài và bán khống cổ phiếu vào thời điểm thị trường suy thoái các năm 1907 và 1929.

Đầu cơ ở các công ty chứng khoán chui:

Năm 14 tuổi, ông làm công việc trông coi bảng yết giá tại công ty môi giới chứng khoán Payne Webber ở Boston. Ông dùng một cuốn sổ nhỏ để ghi lại các thay đổi của cổ phiếu mỗi ngày. Năm 15 tuổi, một người bạn của ông đã rủ ông thử mua cổ phiếu của Burlington. Sau khi xem xét trong cuốn sổ nhỏ và theo nhận định của mình, ông đã dùng hết số tiền mình có để mua cổ phiếu này. 2 ngày sau, ông nhận được 3,12 đôla tiền lãi.

Sau lần đầu cơ thành công này, ông bắt đầu có đủ tự tin để mở 1 tài khoản trong 1 công ty chứng khoán chui. Năm 20 tuổi, ông kiếm được nhiều tiền đến mức bị cấm giao dịch ở các CTCK chui trong vùng. 22 tuổi, ông quyết định đến New York để giao dịch ở Phố Wall.

Phố Wall:

Lúc đầu, ông bị thua lỗ rất nhiều do bảng điện tử niêm yết giá khá chậm còn ông thì đã quen với việc niêm yết giá ngay lập tức của các CTCK chui. Ông lại phải đến các CTCK chui để kiếm tiền. Sau khi bị phát hiện, ông lại trở về New York và bắt đầu kiếm được lãi trên thị trường.

Nhờ vào khả năng nắm bắt tâm lý thị trường, Livermore sớm trở thành một trong những “con cáo già” của thị trường phố Wall. Khối tài sản của ông có lúc lên đến cả trăm triệu USD.

Ông cũng đã vài lần phá sản rồi lại kiếm được số tiền đã mất. Ông nổi tiếng với việc bán khống. Ông là một trong số vài người có thể kiếm được lời vào thời điểm khủng khoảng kinh tế 1929

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Jesse_Lauriston_Livermore

Tham khảo: WARREN BUFFETT SÁCH

Livermore từng 3 lần rơi vào tình thế phá sản. Lần thứ nhất và thứ hai là sai lầm khi đầu tư vào ngành bông. Tuy nhiên lần đó ông vẫn đủ sức gượng dậy. Lần thứ ba, ông lại tiếp tục đầu tư vào thị trường bông sau thế chiến thứ nhất. Nhưng thời điểm này Bộ nông nghiệp Mỹ lại tìm cách ngăn chặn hoạt động của Livermore khiến ông rơi vào tình thế phá sản lần ba.

Và ở lần thứ ba này, ông không còn đủ sức để gượng dậy như 2 lần trước. Cuối cùng ông phải đối mặt với khoản nợ khổng lồ ở tuổi 60. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến Livermore tìm đến con đường tự sát; bên cạnh lý do về mặt tâm lý.